Làng nghề truyền thống trống Đọi Tam, xã Tiên Sơn, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

Cách giảm ngay cơn đau thần kinh tọa tại nhà hiệu quả bất ngờ

(Trống Cổ Truyền – Sức khỏe Làm đẹp) Đau thần kinh tọa là một căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 30-50, khiến người bệnh trải qua những cơn đau nhức nghiêm trọng, kèm theo cảm giác tê bì chân tay, giảm khả năng vận động làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bị đau thần kinh tọa cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Song song với phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên thực hiện thêm phương pháp hỗ trợ trị liệu tại nhà giúp giảm bớt cơn đau.

Một mẹo giảm ngay cơn đau thần kinh tọa tại nhà đơn giản hiệu quả bất ngờ đó chính là ngâm chân nước ấm. Nếu bạn sử dụng chậu gỗ ngâm chân được làm từ gỗ Pơmu hoặc gỗ sồi, kết hợp với thảo mộc, thảo dược thiên nhiên sẽ tăng thêm hiệu quả của liệu pháp ngâm chân.

Cùng tìm hiểu những thông tin về chứng bệnh này qua bài viết dưới đây của Trống cổ truyền Chí Mạnh, sẽ rất hữu ích cho những ai đang sống chung với các cơn đau dai dẳng vì bệnh đau thần kinh tọa đấy nhé!

Tìm hiểu bệnh đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là bệnh gì?

Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn gọi là đau thần kinh hông to, là cảm giác đau dai dẳng dọc theo dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này chạy từ lưng dưới, xuống qua mông và vào cẳng chân. Nó là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của cơn đau sẽ khác nhau. Nó thường là kết quả của chứng viêm, phình to xương do viêm khớp hoặc đĩa đệm bị di lệch (thoát vị) ở cột sống dưới.

Đây là một loại bệnh thường gặp ở lứa tuổi lao động, thường là đau thần kinh tọa một bên, là bệnh rất thường gặp đứng thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp cần phải điều trị.

Đau thần kinh tọa là gì

Nguồn Internet: Đau thần kinh tọa là gì?

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này như:

  • Nguyên nhân thường gặp: đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa (thoát vị đĩa đệm). Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.
  • Các nguyên nhân khác bao gồm: chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn, u)
  • Hiếm gặp: dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ, bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu, chấn thương, mang thai

Triệu chứng bệnh như thế nào? Có nguy hiểm không?

Đau thần kinh tọa gây ra cơn đau âm ĩ, nhức nhối bắt đầu ở lưng dưới và lan ra mông, chân, bắp chân và đôi khi cả bàn chân. Đôi khi, nó bắt đầu dần dần, trầm trọng hơn vào ban đêm và đau hơn khi cử động. Nó cũng có thể gây ngứa ran, tê hoặc yếu cơ ở chân bị ảnh hưởng.

Mặc dù bệnh này không gây ra nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Và nếu không điều trị dứt điểm, kịp thời có thể gặp phải các biến chứng như: cứng cột sống, teo cơ vận động, bại liệt, cơ vòng đường ruột hoặc bàng quang bị suy giảm chức năng.

Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không

Bệnh đau thần kinh tọa có thể gây những biến chứng ảnh hưởng sức khỏe người bệnh

Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm

Đau dây thần kinh tọa có thể là triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc các bệnh lý khác. Người bệnh có thể cùng lúc mắc phải cả hai tình trạng thoát vị đĩa đệm và đau thần kinh tọa. Tuy nhiên, cơn đau của 2 bệnh lý này có một số điểm khác biệt như:

  • Cơn đau thần kinh tọa xuất hiện theo đường đi của dây thần kinh tọa, kéo dài từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân, kèm theo biểu hiện nóng rát kể cả khi nghỉ ngơi.
  • Cơn đau do thoát vị đĩa đệm xuất hiện ở vùng thắt lưng ở cả hai bên cơ thể. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thắt lưng và tăng dần khi gắng sức.

Cách giảm đau và hỗ trợ chữa trị đau thần kinh tọa với chậu ngâm chân bằng gỗ

Đây là cách chữa đau dây thần kinh tọa tại nhà được nhiều bệnh nhân tin tưởng và áp dụng chữa bệnh. Ngâm chân bằng thảo dược là cách giúp thư giãn gân cốt, thư giãn đầu óc, chữa bệnh mất ngủ và cải thiện được làn da. Ngoài ra, nó còn có tác dụng quan trọng là giúp khí huyết lưu thông thuận lợi, chữa được các chứng bệnh xương khớp.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Các nguyên liệu dễ tìm và có sẵn ngay tại nhà. Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 1 củ gừng tươi, 1 nắm lá lốt, muối và nước ấm

Cách thực hiện

  • Lấy lá lốt đem rửa sạch, củ gừng rửa và nạo sơ lớp vỏ ngoài rồi đập dập
  • Cho tất cả nguyên liệu vào đun sôi cùng 2 lít nước
  • Đổ hỗn hợp nước vừa đun sôi vào chậu gỗ, pha thêm nước lạnh tới nhiệt độ khoảng từ 40-45 độ và ngâm chân trong 15-20 phút, thỉnh thoảng massage bàn chân để tăng hiệu quả.
  • Rửa sơ chân lại bằng nước ấm và lau khô chân. Mỗi ngày ngâm chân khoảng 1-2 lần trước khi đi ngủ hoặc vào những lúc đau

Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, đả thông kinh mạch. Lá lốt có khả năng chống viêm, tiêu sưng. Muối làm nhiệm vụ sát trùng làm sạch da, diệt khuẩn. Phương pháp sử dụng bồn gỗ ngâm chân này cần thực hiện liên tục sau 1 tuần sẽ giúp lưu thông khí huyết và mang đến hiệu quả cao cho người sử dụng.

Lưu ý về cách sử dụng chậu gỗ ngâm chân

Khi thực hiện ngâm chân thảo dược tại nhà, bạn cần lưu ý vài điểm sau:

  • Không nên ngâm chân quá lâu
  • Không ngâm chân khi vừa mới ăn xong. Nên ngâm chân sau khi ăn từ 2-3 tiếng
  • Không sử dụng nước quá nóng để ngâm chân. Nên duy trì nhiệt độ nước ngâm khoảng 40 độ là tốt nhất

Mua ngay: Chậu gỗ ngâm chân hạt massage có nắp chỉ 500.000!

Bài tập thể dục kết hợp

Để quá trình điều trị đau thần kinh tọa tăng cường hiệu quả, người bệnh nên kết hợp tập các bài thể dục đơn giản để cải thiện hơn nữa tình trạng bệnh. Các bài tập này sẽ giúp tập kéo dãn cột sống, người mới hồi phục sau điều trị đau thần kinh tọa có thể tập luyện nhằm giảm đau thắt lưng và chân

#1 Tư thế ngồi thẳng lưng, chân duỗi thẳng, mắt nhìn thẳng. Nâng đầu gối lên ngang ngực, 2 tay ôm đầu gối, từ từ kéo nhẹ đầu gối vào sát ngực. Hít sâu khi kéo vào và giữ 10 giây, thở nhẹ ra khi thả lỏng đầu gối

#2 Nằm thẳng lưng trên thảm, đầu gối ở vị trí 450 so với sàn, nâng 2 đầu gối lên 900 so với sàn và giữ. Từ từ hạ xuống. Hít sâu khi nâng lên, thở nhẹ ra khi hạ xuống. Thực hiện 5 lần

#3 Nằm thẳng trên thảm, 1 chân duỗi, 1 chân co đầu gối 450 so với sàn và tập tương tự bài tập 1

#4 Tư thế ngồi thẳng lưng, duỗi chân thẳng trên sàn. Từ từ cuối người xuống, tay chạm cổ chân/ngón chân. Giữ vị trí này 10 giây. Hít sâu khi cuối người xuống và thở nhẹ ra khi quay về vị trí cũ

Nguồn Phòng khám ACC: Bài tập giảm đau thần kinh tọa

Một khuyến cáo nhỏ Bồn gỗ Chí Mạnh muốn nhắn nhủ đến các bạn là hãy tư vấn với bác sĩ điều trị của mình trước khi bắt đầu nhé. Vì chỉ có các bác sĩ đang theo dõi tình trạng của bạn mới có thể tư vấn đúng nhất mức độ cần thiết của các bài tập. Đặc biệt là không nên tập quá sức khi mới bắt đầu.

Review thực tế của khách hàng sử dụng thùng gỗ ngâm chân trong chữa trị đau thần kinh tọa

Theo chia sẻ của chị N.L.H, một vị khách hàng khi tìm đến mua chậu gỗ ngâm chân Chí Mạnh, chị thường hay bị đau thần kinh tọa và mỗi lần phát bệnh thì ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động, đi lại khó khăn.

Qua thăm khám bác sĩ chuyên khoa, ngoài phát đồ điều trị theo toa thuốc, bạn được bác sĩ tư vấn thêm về phương pháp ngâm chân thảo dược hỗ trợ làm giảm cơn đau thần kinh tọa rất hiệu quả. Chính vì thế, vị khách này đã đặt ngay chậu ngâm chân bằng gỗ tại gian hàng Shopee của Trống Chí Mạnh để thực hiện ngâm chân trị liệu tại nhà.

Sau 5-7 ngày ngâm chân theo bài thuốc trên, chị thật sự bất ngờ vì hiệu quả của phương pháp này. Các cơn đau thuyên giảm rõ rệt, khả năng vận động dần cải thiện. Chị vẫn duy trì việc ngâm chân mỗi ngày kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu và châm cứu tại nhà sau một tháng thì hết hẳn.chau-go-ngam-chan

Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn nên thường xuyên áp dụng các biện pháp này sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:

  • Tập thể dục, thể thao đều đặn.
  • Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có hỗ trợ lưng dưới, tay vịn và chân đế chắc chắn, xoay được.
  • Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.
  • Cố gắng duy trì việc ngâm chân thảo dược ít nhất là 1 lần/1 tuần. Bởi nó không chỉ phòng ngừa việc tái phát đau thần kinh tọa mà còn có nhiều lợi ích khác như: đào thải độc tố, điều hòa âm dương; trị chứng mất ngủ, hay tiểu tiện về đêm; loại bỏ cảm giác nặng chân, chuột rút về đêm; tránh xước chân, sưng chân, tê buốt chân về mùa đông và giúp cơ thể khỏe mạnh, sảng khoái, tinh thần minh mẫn.

Trên đây là những chia sẻ liên quan đến việc điều trị đau thần kinh tọa, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu bạn cũng có những triệu chứng đau thần kinh tọa hoặc vấn đề về viêm xương khớp, hãy liên hệ ngay Trống Cổ Truyền – Cửa hàng bán chậu gỗ ngâm chân uy tín chất lượng, gọi 0931 593 666 để được nhận ngay ưu đãi giảm giá 20% khi đặt mua sản phẩm trên website.

Lượt xem: 1036

sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng của bạn. Hiện tại bạn đang có sản phẩm trong giỏ hàng.