(Trống Cổ Truyền)Từ mảnh da trâu thô và khúc gỗ mít già, những người thợ làm trống ở làng Đọi Tam (huyện Duy Tiên, Hà Nam) đã tạo ra hàng chục nghìn quả trống các loại, trong đó có những quả trống là “hàng khủng” giá trị lên tới vài chục triệu.
Làng nghề trống Đọi Tam nằm dưới chân núi Đọi, có lịch sử làm trống hơn 1000 năm. Đây cũng là quê hương của hai quả trống Sấm lớn nhất Việt Nam và dàn trống hội phục vụ đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Trống của làng nghề Đọi Tam nổi tiếng cả nước là một sản phẩm đặc biệt với nhiều công năng sử dụng khác nhau như: Trống thờ; trống trong đời sống nghệ thuật dân gian; trống là công cụ truyền tải thông tin… Cả làng Đọi Tam nay có hơn 700 hộ thì có tới gần 600 thợ làm trống lành nghề, 62 cơ sở sản xuất khác nhau.
Cũng nhờ quá trình khéo léo hô biến mảnh da trâu khô và khúc gỗ mít già thành những quả trống tiền triệu, nông dân làng Đọi Tam có thu nhập “khủng” đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán, đầu xuân năm mới.
Cận cảnh quá trình sản xuất trống ở làng nghề truyền thống Đọi Tam:
Càng về những ngày cận Tết, dân làng trống Đọi Tam lại càng tất bật với hàng loạt đơn hàng sản xuất phục vụ cho các lễ hội vui xuân Rằm tháng Giêng. Tết 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng chịu nhiều tác động tiêu cực.
Nguyên liệu để làm trống gồm gỗ mít và da trâu. Theo chia sẻ của những người thợ nơi đây, gỗ được thu mua từ nhiều nơi chủ yếu là Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An còn da trâu nhập từ các lò mổ ở Nam Định và một số tỉnh lân cận.
Để tạo ra được một chiếc trống hoàn chỉnh, người dân làng Đọi Tam phải trải qua 3 công đoạn chính: Làm da, làm tang và bưng trống. Da trống được làm bằng da trâu. Da trâu được cạo lớp phôi cho mỏng rồi đem phơi khô.
Tang trống được làm bằng gỗ mít khô, xẻ cong. Mỗi cây gỗ được chia làm nhiều dăm.
Người thợ làm trống sẽ làm cho các dăm gắn kết lại với nhau bằng keo sữa, tạo thành trống kín, khít, tròn. Dăm trống không được phép nối vì sẽ ảnh hưởng tới âm thanh.
Những khung trống được dựng lên sau khi được gắn kết
Da trâu trên mặt trống rồi dùng đinh bằng vâu hoặc tre đóng cố định vào thân trống.
Người thợ dẫm lên chiếc trống sau khi được bọc lớp da trâu.
Lớp lông da trâu được cạo sạch sẽ để tạo ra mặt trống trơn tru.
Hình ảnh chiếc trống sau khi được hoàn thành và chuẩn bị mang đi sơn.
Trống được bán ra thị trường dao động ở nhiều mức giá tùy thuộc vào kích cỡ và chất liệu. Chị Mến – người làm trống lâu năm ở làng Đọi Tam cho biết, chiếc trống đắt hay rẻ thì phụ thuộc vào tang gỗ. Cùng là chất liệu từ gỗ mít nhưng tang trống, rẻ nhất là tang rác (cỏ gỗ mít) màu trắng, còn loại giá cao là 100% là lõi mít không có sâu và mắt (là hàng tuyển trọn) có màu vàng và đậm hơn thì giá thành cao hơn nhiều lần, có thể gấp 3 đến 4 lần bình thường.
Nghề làm trống nơi đây không chỉ là nghề kiếm sống của một bộ phận người lao động mà còn lưu giữ và truyền bá nét đẹp văn hoá truyền thống của làng trống Đọi Tam đến với người dân trên cả nước khi trống Đọi Tam trên khắp các vùng miền.
- Xem thêm: Làng trống Đọi Tam- Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt
- Theo dõi chuyên mục chia sẻ văn hóa lễ hội để không bỏ lỡ bài viết hay nhé !
(Theo Thanh Thúy Dân Việt)