Làng nghề truyền thống trống Đọi Tam, xã Tiên Sơn, Thị xã Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

Làng trống Đọi Tam – Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Xuyên suốt cả chiều dài lịch sử, Làng nghề truyền thống Đọi Tam lớn lên theo từng nhịp biến đổi guồng quay của thời thế. Trải qua nhiều triều đại với nhiều lần vật đổi sao dời, Đọi Tam vẫn là cái tên quen thuộc sống mãi trong tâm thức của người Việt Nam với danh xưng làng nghề cổ truyền tồn tại và phát triển hơn 1000 năm.

Lịch sử hình thành và câu chuyện về ông tổ nghề làng Đọi Tam

Thuộc địa phận xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Làng trống Đọi Sơn không chỉ là địa chỉ tìm mua các loại trống đang tin cậy mà còn là một tên tuổi lớn trong nghề, nơi lưu giữ hồn thiêng sông núi qua từng tiếng trống vang.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Từ xa xưa, tiếng trống gắn liền với những sinh hoạt văn hoá của người Việt Nam từ khi mới lọt lòng. Từ tiếng trống hội họp đình làng, trống đình chùa, trống múa lân tiếng trống trường thúc giục, tiếng trống mùa lễ hội nô nức… tận đến tiếng trống thông báo việc tang ma. Vậy đó, tiếng trống theo ta từ thuở bé thơ đến tận khi trở về với đất, sớm đã trở thành một nét đẹp văn hoá lịch sử trong trái tim của mỗi người, Làng nghề Đọi Tam cũng vì thể mà giữ vững được tiếng tăm của mình qua nhiều đời truyền nhân.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Căn cứ vào sử sách, dấu tích khảo cổ, hồ sơ di tích cấp quốc gia đình Đọi Tam và các truyền thuyết ở địa phương, nghề làm trống Đọi Tam tồn tại hơn 1000 năm. Điều đó trở thành niềm tự hào to lớn đối với người dân của làng nghề này. Nơi đây cũng truyền tai nhau từ đời này sang đời khác những câu chuyện thú vị về ông tổ nghề của ngôi làng.

Tương truyền rằng vào năm 986, khi vua Lê Đại Hành vi hành về làng để cày ruộng tịch điền khuyến nông. Hai anh em Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản làm một cái trống để đón vua. Khi lễ tịch điền diễn ra, hai ông cùng dân làng ra cổ vũ và đánh trống vang rền một góc trời.Vì tiếng trống vang như sấm rền nên về sau hai anh em được dân làng tôn là Trạng Sấm. Cũng theo ông Bục, trong buổi tịch điền, vua có cày thi với Trạng Sấm (cụ Năng được phong là Trạng Sấm nhưng cả hai anh em đều được thờ làm thành hoàng). Kết quả là vua thua. Vì thế, vua đã tác thành cho Trạng Sấm lấy người con gái đẹp làng Tiên Phong gần đó.

Tinh hoa nghề trống Đọi Tam trong từng lớp da trâu

Để có thể làm ra một chiếc trống đẹp, đúng tiêu chuẩn làng nghề Đọi Tam thì phải kinh qua ba bước: làm da, làm tang, và bưng trống.

Để có một lớp da trông đẹp và chất lượng phải chọn da trâu cái, sau đó sơ chế kĩ lưỡng, tỉ mỉ bằng cách bào hết lớp màng bên ngoài, ngâm vào nước muối khử trùng và loại bỏ hết mùi hôi rồi mới đem đi phơi khô. Da này sau đó được chia làm hai loại, lớp bên ngoài được làm trống cho người lớn, da bên dưới dùng với mục đích làm trống cho trẻ con.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Tiếp theo là bước làm tang. Chọn gỗ làm tang cũng là cả một nghệ thuật. Gỗ được chọn phải là gỗ mít với đặc tính không gặp các vấn đề cong, vênh, nứt, vỡ. Không chỉ thế, người nghệ nhân còn có thể ứng dụng mức độ vang của loại gỗ này vào nghệ thuật làm trống. Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng “dăm”. Số lượng “dăm” tuỳ thuộc vào kích cỡ của trống cũng như độ dẻo của “dăm” sao cho khi ghép vào thân trống không tạo ra bất kì kẽ hở nào. Để có thể đảm bảo tuyệt đối độ khít của trống, người ta còn sử dụng một lớp son để miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại chứa thêm một lớp vải màn.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Cuối cùng là bưng trống. Đến bước này da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chốt. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già. Dù trống làm bằng gỗ xoang cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Vẫn là những bước quen thuộc như bao làng trống khác, nhưng trống Đọi Tam cổ truyền lại được ưa chuộng không chỉ bởi lịch sử phát triển ngàn năm mà còn nhờ vào chất lượng hoàn mĩ qua từng chiếc trống được làm ra thông qua tay nghề tỉ mỉ cũng như cái tâm, cái tầm của người nghệ nhân. Trống không chỉ là một thứ vô tri vô giác, đối với những người nghệ nhân nơi đây, nó chính là hồn thiêng sông núi đời đời gìn giữ, là âm thanh quen thuộc đi cùng họ suốt cả một đời. Ngày nay, người dân ở làng Đọi Tam vẫn luôn ra sức bảo tồn nghề truyền thống mà cha ông để lại, mặt khác, nghề làm trống cũng đem lại cho người dân nơi đây một nguồn thu nhập ổn định, khiến cuộc sống trở nên sung túc và đủ đầy hơn.

Nghệ thuật truyền nhân thú vị tại làng Đọi Tam

Ngày xưa, nghề làm trống tại đây được truyền từ đời này sang đời khác bằng phương thức cha truyền con nối. Đặc biệt, chỉ truyền cho nam nhân, không truyền cho nữ giới, càng không truyền cho người nước ngoài. Đó cũng chính là lí do khiến đến tận ngày hôm nay, nghệ thuật làm trống chuẩn làng Đọi Tam vẫn là một phương pháp bí truyền tại làng Đọi Tam mà bạn không thể tìm được ở bất cứ nơi nào khác.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Đến năm 10 tuổi, những chàng trai được lựa chọn trở thành truyền nhân của gia đình sẽ được cha ông cho tiếp xúc, học hỏi và tìm hiểu sơ lược về nghề làm trống. Đến khi lớn hơn một chút, đến độ tuổi 14-15 họ sẽ được chính thức học nghề bài bản. Đến năm 16-17 tuổi, những chàng trai khoẻ mạnh nhất trong gia đình sẽ được theo cha anh đi làm trống đại (trống sấm chỉ dành cho đàn ông khoẻ mạnh, có kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện).

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Các loại trống được sản xuất tại làng Đọi Tam vô cùng phong phú về kiểu dáng và mẫu mã phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Nghề làm trống Đọi Tam nổi tiếng khắp cả nước, những nghệ nhân trống cũng vì thế mà phân tán ra tứ hướng. Tuy nhiên, cứ đến cuối năm hoặc ngày giỗ tổ nghiệp họ đều thành lệ tề tựu về làng vô cùng đông đủ và tổ chức rất nhiều lễ hội về ngành nghề làm trống vô cùng lí thú.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Tuy nhiên, theo dòng phát triển của thời đại ngày nay, nghề làm trống không còn là bí quyết chỉ được truyền dạy độc tôn cho nam nhân mà nữ nhân cũng được truyền dạy tỉ mỉ. Hơn thế nữa, họ còn xây dựng hẳn một đổi trống gái với mục đích phục vụ cho các hoạt động văn hoá, lễ hội tạo nên một nét riêng biệt cho làng nghề Đọi Tam mà không đâu có được.

Nỗ lực giữ gìn và phát huy nghề tổ

Tuy trải qua nhiều biến cố và thăng trầm cũng như nghề trống hiện nay không còn được ưa chuộng như trước, số lượng trống bán ra cũng giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên người dân nơi đây vẫn luôn cố gắng giữ gìn, bảo vệ cái nghề đã cùng họ đi suốt ngàn năm. Cũng nhờ thế mà đời sống người dân cũng dần được cải thiện, giờ đây họ có việc làm ổn định và đời sống nhân dân cũng không ngừng được nâng lên.

Làng trống Đọi Tam - Lưu giữ thiêng liêng hồn trống Việt

Ý thức được sự phát triển không ngừng của thị trường. Làng trống Đọi Tam đã chuyển mình trở thành vùng đất đa nghề. Với nỗ lực ” hoà nhập nhưng không hoà tan”, Làng trống Đọi Tam không chỉ giữ được giá trị thiêng liêng của nghề làm trống mà còn nhận được hiệu quả kinh tế cao từ các sản phẩm khác.

Ngoài ra Làng Nghề Đọi Tam gia công và sản xuất bồn tắm gỗ, thùng gỗ ngâm chân theo yêu cầu, liên hệ ngay !

Lượt xem: 1434

sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng của bạn. Hiện tại bạn đang có sản phẩm trong giỏ hàng.